Flooring Industrial Flooring Factory Sikafloor® Article

An toàn của nhân viên tại nơi làm việc là một trong những yêu cầu hàng đầu. Trượt và ngã là một trong những tai nạn gây chấn thương phổ biến nhất, chiếm khoảng 86% tổng số thương tích nhân viên gặp phải tại nơi làm việc, và 90% nguyên nhân là do mặt sàn bị ướt. Những chấn thương này đặc biệt phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm, gấp bốn lần so với mức trung bình trong các ngành công nghiệp khác. Chấn thương có thể tác động đáng kể, gây cảm giác đau đớn thậm chí là khả năng tàn tật cho người bị thương, ảnh hưởng đến mặt tài chính công ty, vắng mặt nhân sự chủ chốt có thể làm giảm hoặc thiệt hại năng suất, trách nhiệm.

Giảm nguy cơ trượt ngã nhờ sàn chống trượt

Muốn giảm trượt và ngã đồng nghĩa với việc phải giữ sàn sạch sẽ và khô ráo. Trong môi trường sản xuất thực phẩm và đồ uống, điều này không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Để cân bằng tối ưu giữa thực tế an toàn và sản xuất không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng.

Ví dụ, việc làm sạch thường sẽ gây ảnh hưởng tới độ nhám bề mặt sàn. Mặc dù người chịu trách nhiệm giám sát cơ sở mong muốn một loại sàn nhám, chống trơn trượt vì mục đích an toàn, nhưng quản lý bảo trì có thể lại mong muốn bề mặt sàn nhẵn, dễ lau chùi. Phải chấp nhận đánh đổi một trong hai để lựa chọn ra một giải pháp hữu hiệu.

Có bốn nguyên nhân chính gây ra sự trượt ngã trong quá trình làm việc (Bảng 1):

  • môi trường
  • tổ chức sắp xếp
  • cá nhân
  • Giày dép  
Bảng 1. Nguyên nhân gây trượt
Môi trường
Nguyên nhânBiện pháp kiểm soát
Sàn bị nhiễm bẩn (do sự cố tràn, mảnh vụn, lau ướt)Loại bỏ các tạp chất gây bẩn sàn
Khả năng chống trượt của sàn không được duy trì đúng cách (vệ sinh không đúng cách hoặc không đầy đủ)Loại bỏ các mảnh vụn và làm sạch kỹ hơn
Khả năng chống trượt của sàn quá thấp (sàn không đủ độ nhám)Tăng khả năng chống trượt hoặc lắp đặt sàn chống trượt tốt hơn
Bậc thang và độ dốc - các bậc xuất hiện đột ngột và không được đánh dấu rõ; độ dốc quá giới hạnĐảm bảo đánh dấu các bậc thang và độ dốc rõ ràng và đảm bảo độ ổn định của chỗ để chân cũng như tay nắm 
Điều kiện sàn không thuận lợi Loại bỏ các chướng ngại vật; đảm bảo ánh sáng đầy đủ
Tính chất của các tác vụ & chuyển động trên sàn (cần mang vác nặng, quay đầu di chuyển nhanh, kéo tải)Khuyến khích đi bộ cẩn thận hơn tại các khu vực trơn trượt

Tổ chức sắp xếp
Nguyên nhânBiện pháp kiểm soát
Bố trí mặt bằng làm việc và phân luồng giao thông chungXác định các khu vực có khả năng trơn trượt và đặt biển cảnh báo tại các khu vực trên.
Văn hóa an toànĐào tạo và khuyến khích thái độ tích cực, chủ động đối với an toàn nói chung; đo lường và truyền đạt tiến độ an toàn liên tục
Giám sátGiám sát rủi ro, hành vi và điều chỉnh cho phù hợp

Giày dép
Nguyên nhânBiện pháp kiểm soát
Giày bảo hộ chống trượtGiày dép phù hợp tiêu chuẩn. Đúng loại vật liệu và kết cấu phù hợp với bề mặt sàn

Cá nhân
Nguyên nhânBiện pháp kiểm soát
An toàn là trách nhiệm của mỗi cá nhânĐào tạo đầy đủ; khen thưởng những cá nhân đề xuất được cách làm việc tốt hơn, an toàn hơn

Các quy định và đo lường khả năng chống trượt

Các quy định liên quan đến khả năng chống trượt tại mỗi quốc gia rất khác nhau. Ví dụ, ở EU, có một số quy định tồn tại tuy nhiên không có yêu cầu chung cho các công ty. Ở các nước như Anh, Mỹ và Úc đều có, và các quy định khác nhau này khiến cho tình trạng kiện tụng xảy ra nhiều hơn.

Phương pháp đo khả năng chống trượt của sàn được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới là Dụng cụ thử Pendulum, còn được gọi là Dụng cụ thử cầm tay Skid Resistance, British Pendulum (Hình 1) và TRRL Pendulum. Đây cũng là tiêu chuẩn được sử dụng tại 49 quốc gia trên năm châu lục.

Tiêu chuẩn chống trượt ASTM E303-93 của Mỹ và BS EN 13036-4-2011 của Vương quốc Anh định nghĩa dụng cụ thử Pendulum là một thiết bị đo. Úc cũng sử dụng thiết bị này và tiêu chuẩn HB 197: 1999 của Úc– hiện được coi là tiêu chuẩn cung cấp thông tin chi tiết nhất về dụng cụ Pendulum ẩm trong các tình huống khác nhau.

Phương pháp thử TRRL sử dụng một bàn chân giả gấp ngược và sượt qua bề mặt sàn thử. Đơn vị đo hệ số ma sát (CoF) giữa hai bề mặt (mặt sàn và lòng bàn chân giả) tại thời điểm va chạm. Dụng cụ thử nghiệm có khả năng di chuyển “tại chỗ” trong điều kiện hoạt động đầy đủ. Có thể tiến hành thử nghiệm trên sàn ướt hoặc khô, và kết quả chống trượt thu được ở mức thấp, trung bình hoặc cao.

Pendulum Tester Floor Roughness
Hình ảnh: Hình 1: dụng cụ thử TRRL Pendelum. Đây là phương pháp đo khả năng chống trượt của sàn phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Industrial floor coating with Sikafloor resin cementitious flooring system in food facility
Hình ảnh: Sơn phủ sàn công nghiệp với hệ thống sàn nhựa Sikafloor gốc xi măng tại một cơ sở thực phẩm

Thử nghiệm đường dốc góc thay đổi dựa trên tiêu chuẩn chống trượt DIN 50197 và DIN 51130 cũng là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng rộng rãi khác. Trong thử nghiệm này, các dải sàn được gắn trên một đoạn dốc có thể dịch chuyển, một người mang ủng an toàn sẽ đi đi bộ bên trên sàn theo một hướng, rồi quay theo hướng ngược lại. Đoạn sàn dốc nghiêng theo từng giai đoạn cho đến khi người điều khiển bị trượt. Góc xảy ra trượt được ghi lại là "giá trị R" của sàn. Các phép thử sàn có thể thay đổi độ dốc được tiến hành trong ngành thực phẩm và đồ uống mô phỏng các điều kiện thực tế bằng cách bôi các chất bẩn dầu lên sàn thừ. Loại thử nghiệm này rất phù hợp với các bề mặt có kết cấu hoặc bề mặt định hình cao.

Hai phương pháp thử nghiệm động "tại chỗ" khác sử dụng thiết bị thử Tribometer và SlipAlert. Mỗi phương pháp đều thực tế và nhanh chóng xác định hệ số ma sát bề mặt. Các phương pháp này có thể áp dụng được trên cả sàn ướt và sàn khô. SlipAlert theo tiêu chuẩn BS 8204-6: Sàn nhựa tổng hợp của Anh, là phương pháp thịnh hành ở Anh và thực tế hơn so với phương pháp thử TRRL Pendulum.

Xác định chỉ số về khả năng trượt trong điều kiện nước bị ô nhiễm bằng cách sử dụng máy đo độ nhám mịn để đo độ nhám từ đỉnh đến lõm của bề mặt sàn. Kết quả được biểu thị bằng giá trị “RZ” của sàn, dù kết quả này không trực tiếp chỉ ra khả năng chống trượt nhưng vẫn đưa ra dấu hiệu về khả năng trượt. Máy đo độ nhám mịn cầm tay rất dễ sử dụng và thường được sử dụng để kiểm tra lại dữ liệu của dụng cụ thử Pendulum. Tuy nhiên, thiết bị này có một hạn chế đó là nó không thể được sử dụng cho các sàn quá gồ ghề.

Quản lý Rủi ro Chống trượt

Khi lựa chọn kết cấu của bề mặt sàn chống trơn trượt, bốn vấn đề quan trọng nhất cần xem xét là mức độ nhiễm bẩn, chế độ làm sạch, độ dốc và giày hoặc ủng mà nhân viên đang mang.

Sàn nhiễm bẩn
Sàn có thể bị bẩn bởi nhiều thứ, chẳng hạn như nước, chất béo, dầu, mảnh vụn thức ăn hoặc kết hợp của các thứ trên. Độ nhớt của tạp chất càng lớn thì kết cấu cần để đạt được độ chống trượt mong muốn càng lớn.

Bảng 2 đưa ra các giá trị độ nhám nhỏ nhất từ đỉnh đến lõm của sàn, được đo bằng máy đo độ nhám mịn, cho thấy khả năng chống trượt đối với các tạp chất khác nhau. Kết hợp bảng này với dụng cụ thử Pendulum hoặc phương pháp động lực học khác để xác định khả năng chống trượt tốt hơn.

Bảng 2: Độ nhám mịn khi sàn nhiễm bẩn
Độ nhám tối thiểu, μmNhiễm bẩn
20

Nước sạch, cà phê, đồ uống có ga

45

Sữa, dung dịch xà phòng

60

Nước dùng

70

Dầu ô liu

>70

Bơ thực vật

Độ dốc và Độ đều Bề mặt

Sàn cần phải dốc để chất lỏng di chuyển đến cống thoát nước nhờ trọng lực. Trong khi đó, để chống trượt thì sàn cần độ nhám bề mặt-có thể cản trở dòng chất lỏng chảy về phía cống. Thiết kế dốc làm tăng hiệu ứng trọng trường nhưng có thể tác động xuống dưới chân. Không có tiêu chuẩn nào về mức độ dốc, tuy nhiên ngành công nghiệp thực phẩm đề xuất tỷ lệ tiêu chuẩn từ 1: 100 đến 1:80, và tối đa là 1:50 đối với sàn thoát nước tự do. Mặc dù vậy, bề mặt có kết cấu có thể yêu cầu độ dốc cao hơn để chất lỏng thoát đi tự nhiên.

Mức độ dốc và độ đều của bề mặt tức là độ phẳng của lớp vữa, phần lớn quyết định việc nước và các chất gây ô nhiễm khác tích tụ “thành vũng” trên sàn. Tương ứng với đó là độ dày màng ô nhiễm cao hơn, có thể làm giảm khả năng chống trượt. Đối với sàn nhựa tổng hợp, tiêu chuẩn BS8024-1 quy định mức độ đều sàn cần thiết để giảm lượng cặn bẩn.

Các vết bẩn ở bề mặt đều có thể gây ra các nguy hiểm cho người đi bên trên, tăng độ mài mòn, gây trục trặc cho hoạt động bánh xe và khó khăn trong việc lắp đặt thiết bị. Độ đều của bề mặt thường được đo bằng thước thẳng dài 2 m đặt phẳng so với lớp vữa và độ lệch được xác định bằng thước đo độ trượt hoặc dụng cụ khác. Theo thông số kỹ thuật của Tiêu chuẩn Anh, độ đều của bề mặt đối với lớp vữa được phân loại như trong Bảng 3.

Bảng 3: Yêu cầu kỹ thuật về độ đều của bề mặt
Hạng

Độ lệch tối đa cho phép từ một cạnh thẳng 2m –mm

Áp dụng

SR1

3 mm

Tiêu chuẩn cao: Sàn đặc biệt

SR2

5 mm

Tiêu chuẩn thông thường: Sử dụng cho các tòa nhà thương mại và công nghiệp

SR3

10 mm

Tiêu chuẩn tiện ích: Các tầng khác nơi mà độ đều bề mặt là quan trọng

Làm sạch và bảo trì

Phương pháp làm sạch phải luôn được điều chỉnh phù hợp với môi trường và hoạt động. Ví dụ, độ nhám bề mặt cao hơn cần chà rửa và tác động cơ học nhiều hơn, sàn thô cần được xả với lượng nước cao hơn sàn nhẵn. Mặt khác, việc áp dụng vệ sinh cơ học thường xuyên và cường độ cao có thể làm mòn bề mặt sàn gây suy giảm khả năng chống trượt theo thời gian.

Vì lý do này, một số chủ cơ sở đã đưa ra phương pháp “Chống trượt bền vững” cho các cơ sở sản xuất của họ. Khả năng chống trượt lâu dài được kiểm tra bằng một thử nghiệm đo hệ số ma sát ngay từ đầu đối với bề mặt sàn mới và sau đó đo lại sau nhiều chu kỳ làm sạch.

Phương pháp làm sạch hiệu quả nhất sử dụng máy lau sàn cơ học kết hợp với hóa chất tẩy rửa phù hợp. Một phần quan trọng trong công tác quản lý khả năng chống trượt là làm sạch theo khuyến nghị của nhà sản xuất ván sàn.

Giày Dép

Các sàn công nghiệp thường không thể tránh khỏi ẩm ướt và nhiễm bẩn, công nhân nên sử dụng giày dép chuyên dụng. Không phải mọi đôi giày “an toàn” đều phải an toàn trong mọi tình huống. Vật liệu đế và kết cấu giày sẽ quyết định khả năng chống trượt của giày đối với bề mặt sàn nhất định. Sau khi đã đáp ứng yêu cầu, giày và ủng, cũng như sàn phải được kiểm tra độ mòn thường xuyên nếu có thay đổi đáng kể trên bề mặt.

Chú thích cuối

An toàn là trách nhiệm của tất cả mọi người, từ cán bộ cấp cao nhất của công ty đến những nhân viên ở tất cả các cấp bậc. An toàn phải là một phần cơ bản trong văn hóa doanh nghiệp. Người lao động cần cảm thấy công ty quan tâm tới họ và quan tâm tới chính công ty.

Sika, phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm đảm bảo an toàn tại nơi làm việc, giúp cho ông việc hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể tu vấn loại sàn phù hợp với chức năng, dễ lau chùi và độ nhám bề mặt phù hợp cho mọi bộ phận bên trong cơ sở của khách hàng. Nhắc đến sàn là nhắc đến Sika.

 

Tham khảo

  • Bảng thông tin HSE: Food Sheet No 6. 9/1998
  • HSE: Đánh giá khả năng chống trượt. 5/2012
  • FerFa: Đo và quản lý mức độ chống trượt trên sàn nhựa. 4/2012
  • Christopher G.J Baker: Sổ tay thiết kế nhà máy thực phẩm. 2013
Sika Expert - Ari Tanttu

Tác giả
Ari Tanttu
Quản Lý Phát Triển Thị Trường
Thị trường Phủ Sàn
Sika Services AG