An Toàn
Sika là chuyên gia về giải pháp thay thế kính chắn gió. Sika là nhà cung cấp cũng như là đối tác trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô từ năm 1980.
Đối với ứng dụng thay thế kính chắn gió ô tô, chúng tôi có nhiều giải pháp từ keo kết dính khô do nhiệt, khô do dộ ẩm không khí đến keo kết dính không cần đến lớp quét lót trên bề mặt chất nền hay các phương pháp xử lý bề mặt chất nền để tăng độ bám dính với keo kết dính kính. Mỗi sản phẩm đều có thời gian cho xe chạy tối thiểu (minium drive-away times - MDAT) để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của các kỹ thuật viên trong ngành, đồng thời cũng đảm bảo sự an toàn cho chủ sở hữu xe.
Toàn bộ các giải pháp kết dính kính của Sika đều phải trải qua thử nghiệm va chạm và vượt tiêu chuẩn an toàn khắt khe (FMVSS 212) của Mỹ.
Sáng Chế Nổi Bật
Sản Phẩm Khuyên Dùng Nhất Trong Thay Thế Kính Chắn Gió
Tiền Thi Công
Chất Kết Dính
Chất Kết Dính Kính & Giá Đỡ
Phụ Kiện Khác
Lời Khuyên và Mẹo
Câu Hỏi Thường Gặp
- Chuyển đổi việc thi công đến một nơi có nhiệt độ cao hơn
- Vệ sinh kính trong nhà xưởng trước khi tiến hành lắp đặt di động
- Tiến hành vệ sinh khô khu vực cần kết dính bằng Sika®Cleaner PCA
- Cồn có thể phản ứng với polyurethane và ngăn chặn các hoạt chất phản ứng, theo đó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu hóa của keo và độ bám dính.
- Bạn không nên pha loãng với các dung dịch khác bởi sẽ không đảm bảo độ tương thích và thành phần cấu tạo của sản phẩm đã được thiết kế để đạt hiệu suất cao nhất.
- Tất cả các sản phẩm chất kích hoạt và chất quét lót Sika sẽ có thời gian sử dụng giảm đi sau khi mở nắp. Với điều kiện bảo quản phù hợp, bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm này lên tới 2-4 tuần (tham khảo PDS) sau khi mở nắp hoặc cho đến ngày hết hạn, áp dụng cho thời hạn nào đến trước. Luôn đóng chặt cả nắp bên trong lẫn bên ngoài sau mỗi lần sử dụng. Nếu sản phẩm trở nên đặc hơn hoặc có lớp màng mỏng xuất hiện, hoặc không đồng nhất, phải thải bỏ theo thông tin được cung cấp trong Phiếu dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS).
- Có, bạn có thể sử dụng Sika® Aktivator PRO trong điều kiện ẩm thấp chẳng hạn trên kính chắn gió với chế độ phun sương nhẹ. (Trong ứng dụng này, thuật ngữ “ẩm thấp” là bất kỳ điều kiện ẩm thấp nào trong đó KHÔNG nhìn thấy giọt nước lớn hơn dù là dưới hình thức ngưng tụ đọng hơi nước hay đốm mưa). Tuy nhiên, tốt nhất là sấy khô bộ phận đó trước tiên.
- Có. Bạn nên phủ Sika® Aktivator PRO tối đa ba lần vào bề mặt liên kết. Điều quan trọng là bề mặt phải sạch và đã được kích hoạt. Bạn có thể biết rõ việc bề mặt được kích hoạt khi trên bề mặt ánh lên sự bóng loáng. Nếu bạn không chắc chắn, tốt hơn nêu thi công lại Sika® Aktivator PRO.
- Sika® Aktivator PRO thực hiện chức năng làm sạch cũng như chức năng kích hoạt. Việc dùng cọ chỉ đơn giản là làm dịch chuyển bụi bẩn chứ không làm sạch hoàn toàn. Thi công bằng cọ sẽ làm tăng định mức sản phẩm, gây lãng phí không cần thiết.
- Cọ có thể bị bẩn và nhiễm chất kích hoạt nếu nhúng cọ vào chai đựng nhiều lần.
- Lắc đều chất quét lót giúp trộn đều chất rắn có thể lắng đọng ở đáy chai và đảm bảo tạo ra một hỗn hợp có độ che phủ mỏng và đồng đều. Do đó, cần phải lắc đều tất cả các chất quét lót của nhà sản xuất chứa chất rắn trước khi sử dụng.
- Nếu độ nhớt của chất quét lót cao, TUYỆT ĐỐI không dùng chất pha loãng sơn hoặc dung môi để pha loãng sản phẩm bởi độ nhớt cao là dấu hiệu của phản ứng thấp, không hiệu quả.
- Việc thi công một lớp dày Sika® Primer-207 sẽ dẫn tới thời gian chờ lâu hơn. Tuy nhiên nếu áp dụng như là biện pháp bảo vệ chống ăn mòn cho kim loại, nên thi công hai lớp dày Sika® Primer-207 để đạt hiệu quả bảo vệ dài lâu.
- Có thể dùng Sika® Remover-208 hoặc khăn Sika® Handwipe để vệ sinh lớp lót Sika® Primer-207 với điều kiện là lớp này chưa lưu hóa hoàn toàn. Sau khi lưu hóa, phải dùng đến biện pháp cơ học.
- Sika® Aktivator PRO và Sika® Primer-207 chứa các thành phần hoạt tính phản ứng hóa học với kính, sơn và các loại vật liệu khác. Sau khi lưu hóa, chỉ có thể loại bỏ các lớp này bằng cơ học và lớp trên cùng của bề mặt nền sẽ bị hỏng trong quá trình thao tác. Do đó cần thận trọng, chỉ sử dụng Sika® Aktivator PRO cho các khu vực cần thiết. Nếu dùng sản phẩm cho khu vực kính trong suốt, sẽ dễ phát hiện và khách hàng sẽ phàn nàn.
- Để đảm bảo liên kết bền chặt, mặt kính chắn gió trong suốt phải được bảo vệ chống tia cực tím. Băng dính chống tia cực tím Sika® UV Shielding Tape hoặc tấm ốp trang trí có thể được sử dụng trong các trường hợp không có biện pháp bảo vệ. Chất quét lót Sika Primer (và hầu hết các chất quét lót cho bề mặt kính từ các nhà sản xuất khác) đều là hợp chất hữu cơ và sẽ bị phân hủy bởi bức xạ tia UV trong thời gian cực ngắn và do đó sẽ không còn khả năng bảo vệ bền bỉ nữa.
Dưới đây là các giải pháp có thể triển khai:
- Màu in kính phù hợp.
- Ốp nhựa mờ hoặc ốp kim loại bảo vệ
- Băng dính chống tia cực tím Sika® UV Shielding Tape
- Các sản phẩm của Sika được thiết kế để sử dụng trong khoảng nhiệt độ từ +5°C đến +35°C. Đối với tất cả các điều kiện khác, Sika đưa ra các đề xuất về thời tiết nóng và lạnh đặc biệt. Trong khi vẫn có thể thực hiện công việc thay lắp kính ở nhiệt độ -10°C, vấn đề là cần có độ khéo tay phù hợp khi thi công với điều kiện như thế này. Nếu nhiệt độ quá lạnh để thực hiện công việc theo tiêu chuẩn chuyên môn phù hợp. Trong trường hợp này, cần phải trì hoãn công việc.
- Xà phòng và chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đến quá trình lưu hóa và nếu keo dán kính chưa khô, kính không có khung hỗ trợ rất dễ bị trượt với áp lực nước và bộ sấy khí bởi chúng có thể ảnh hưởng đến lớp màng urethane mới. Do đó, bạn cần chờ khoảng 24h (không cần chờ nếu đã sử dụng giải pháp Powercure).
- Keo dán kính PUR thải ra CO2 trong quá trình lưu hóa. Nếu keo dán kính được sấy trong quá trình lưu hóa, khí gas sẽ thải ra nhanh hơn, dẫn đến các bong bóng nhỏ phát tán bên trong đường keo. Hiện tượng này xảy ra khi xe đỗ trong điều kiện kính chắn gió tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong ngày nắng. Để tránh xảy ra vấn đề này, hãy đậu xe dưới bóng râm.
- Nếu PU cũ vẫn còn, thì có thể áp dụng quy trình tiêu chuẩn.
- Nếu bạn thi công keo dán trực tiếp trên bề mặt FRP, hãy dùng giấy ráp để làm nhám bề mặt, làm sạch bằng Sika®Cleaner G+P và quét lót bằng Sika®Primer-207
- Lớp sơn mới rất khó bám dính tốt bởi chúng được phát triển để tự làm sạch và kháng ẩm.
- Cho phép lớp sơn lưu hóa phù hợp trước tiên (khoảng 24h)
- Dùng giấy ráp để làm nhám bề mặt, làm sạch bằng Sika®Cleaner G+P và sau đó quét lót với Sika®Primer-207
- Nếu sức căng bề mặt của chất nền không phù hợp, chất quét lót có hiện tượng ẩm ướt trên bề mặt. Đây là hiện tượng phổ biến nhất về sự hiện diện của tạp chất có trên bề mặt lớp ceramic của kính.
- Loại bỏ và vệ sinh bằng (Sika®Cleaner PCA), hoặc sử dụng kính phù hợp với mục đích dự kiến.
- Khi sử dụng Sika®Cleaner PCA để thi công, hiệu quả làm sạch sẽ được cải thiện bởi dung dịch làm sạch kính đóng vai trò như chất bôi trơn.
- Dùng xen lẫn các sản phẩm của nhà cung cấp khác nhau sẽ không được khuyến cáo vì độ tương thích sẽ không được đảm bảo.
- Hiệu suất và thành phần hóa học của sản phẩm khác nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể dễ dàng thay đổi mà không cần thông báo.
- Thời gian thao tác tối đa phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường.
- Nhiệt độ càng cao thì thời gian thao tác sẽ càng bị rút ngắn và bụi bẩn có nguy cơ bám trên bề mặt chất quét lót. Do đó, với các ứng dụng thay kính ô tô, bạn nên làm sạch và lặp lại quy trình xử lý bề mặt sau 2h.